cart.general.title

PHONG CÁCH NỘI THẤT ĐÔNG DƯƠNG (INDOCHINE)

Phong cách Indochine là sự kết hợp giữa phong cách Cổ điển (Classic) của Châu Âu và nét đặc trưng văn hóa vùng miền Châu Á, vốn chịu ảnh hưởng của kiến trúc Trung Quốc và Ấn Độ.

1. Định nghĩa

Dù đã qua hàng chục năm nhưng sự giao thoa kiến trúc giữa nét đẹp bình dị của Á Đông và sự sang trọng từ Phương Tây đã tạo nên một phong cách nội thất mà cho đến ngày nay, vẫn rất được ưa thích đó là phong cách Đông Dương (Indochine).

Phong cách Indochine mang đậm hơi thở của thời gian, thể hiện nền văn hóa truyền thống Á Đông hòa quyện hài hòa đầy lãng mạn với kiến trúc Pháp cổ.

Phong cách này đòi hỏi sự tỉ mĩ trong chi tiết, mang tính thẩm mỹ cao, phù hợp với triết lý mỹ thuật. Qua đó, thể hiện được tinh hoa, bản sắc và mang theo mình bề dày lịch sử lâu đời của hai nền văn minh.

2. Nguồn gốc lịch sử

Khởi nguồn cho phong cách Indochine, chính là vị KTS người Pháp – Ông Emest Hébrard (1875-1933), giáo sư trường Mỹ thuật Đông Dương. Một viên chức cấp cao được Pháp đưa sang để phụ trách việc quy hoạch và kiến trúc ba nước Đông Dương.

Phong cách Indochine được hình thành vào thời điểm thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Năm 1859, Đế Quốc Pháp thông qua luật Cornudet để phát triển đô thị các nước thuộc địa, cụ thể là Việt Nam.

Những năm 1920 – 1945 cũng là giai đoạn thịnh hành nhất của phong cách Indochine. Đó cũng chính là giai đoạn mà giới thượng lưu Việt Nam xây nhà theo phong cách này thời bấy giờ.

Mãi cho đến năm 1960, xu hướng này dần trở nên suy yếu và trở thành một yếu tố hoài niệm. Qua nhiều thập kỷ, phong cách Indochine đã dần được biến tấu sao cho vừa hiện đại nhưng vẫn giữ nước nét cổ điển Á Đông.

3. Đặc điểm nổi bật

Mỗi phong cách nội thất đều có các đặc trưng cở bản, với phong cách Đông Dương thường có các điểm đặc trưng như sau:

a. Hình dáng

Phong cách Indochine là sự kết hợp giữa phong cách Cổ điển (Classic) của Châu Âu và nét đặc trưng văn hóa vùng miền Châu Á, vốn chịu ảnh hưởng của kiến trúc Trung Quốc và Ấn Độ.

Phong cách này thường được lồng ghép giữa các hình: Hình chữ nhật, hình thoi, hình tam giác và các đường cong, đường tròn.

 

b. Màu sắc chủ đạo

Phong cách Indochine sử dụng gam màu trung tính, tạo cảm giác thoải mái, phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam như: Vàng nhạt, Vàng kem, Trắng, Đen,…

Bên cạnh đó, một số không gian sử dụng gam màu nóng ấm như: Vàng cam, Tím, Đỏ,… để tạo ấn tượng.

c. Hoa văn – Họa tiết

Ở phong cách Indochine, bản sắc Việt Nam được thể hiện rõ nét qua những hoa văn, chi tiết từ đó tạo ra những nét đặc trưng riêng cho phong cách Đông Dương.

Họa tiết Kỷ Hà

  • Họa tiết mắc lưới lục giác tựa vảy trên mai rùa, họa tiết mắc lưới hình thoi với độ dài ngắn khác nhau.
  • Họa tiết mắc lưới tam giác, có hình chữ nhân…

Họa tiết Hình chữ nhật

  •  Gồm các chữ Hán: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ. Các đường nét liền mạch, đơn điệu, đan xen chồng lớp và nằm gọn trong một ô hoặc có thể tự do.

Họa tiết tĩnh vật

  • Gồm trái châu và bát bửu. Trong đó, trái châu và hai con rộng cách điệu ở hai đầu góc mái, thường được thấy trên nóc chúa. Còn bộ bát bửu thường thấy ở quả bầu, quyển sách, cây đàn, cây bút, cây sao,…

Họa tiết hoa lá cách điệu

  • Họa tiết này chính là biểu tượng của 4 mùa “Tứ Quý” gồm: Tùng, cúc, trúc, mai, sen

Họa tiết linh vật

  • Họa tiết này không đứng một mình mà kết hợp với các họa tiết kỷ hà, hình chữ, hồi văn. Hơn thế nữa, hình ảnh Tứ Linh: Long – Lân – Quy – Phụng là được dùng nhiều nhất, ngoài ra còn có cá, hạc, sư tử, hổ,…

​​​​​​​d. Chất liệu

Yếu tố chất liệu cũng thể hiện rõ nét đặc trưng của phong cách Indochine, gồm:

  • Gỗ tự nhiên
  • Tre, mây
  • Gạch bông, đất nung

​​​​​​​e. Ánh sáng

Phong cách Indochine đề cao ánh sáng tự nhiên, đặc biệt ánh sáng có màu vàng ấm của vùng miền nhiệt đới.

​​​​​​​f. Phụ kiện trang trí

Phong cách Indochine là sự hợp nhất về văn hóa, việc sử dụng vật trang trí phải thể hiện được bản sắc, tinh hoa và truyền thống dân tộc.

Những hình tượng thường được dùng: Tượng Phật, hoa sen, cây bồ đề, nhạc cong, con vật,…

​​​​​​​g. Không gian

Không gian mang phong cách Indochine thường đề cao sự đối lập giữa nét dân giã, mộc mạc từ những món nội thất như bàn, ghế, giường, tủ,…  và sự sang trọng, cầu kỳ trong từng chi tiết như trần, vách tường. Sự đối lập giữa hai phong cách đã tạo nên sự thu hút nhưng đồng thời cũng tôn lên vẻ đẹp của cả hai phong cách trên.

Phong cách Đông Dương ban đầu được thiết kế phục vụ cho tầng lớp tư sản, tiểu thị dân nhưng sau này được chọn lọc những chi tiết thể hiện bản sắc dân tộc người Việt. Mộc mạc nhưng đầy tinh tế, vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghị cho cuộc sống hiện đại của gia chủ.

Nguồn ảnh: Sưu tầm


blogs.article.older_post blogs.article.newer_post


Tiktok Lazada Shopee Facebook Instagram Zalo Zalo Top
zalo Hong Lac
zalo Moona