Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên lựa chọn phong cách nội thất nào cho ngôi nhà của mình. Hay đơn giản bạn là một người thích sự tĩnh lặng, bình yên và muốn tách bật ra khỏi mọi bộn bề và lo toan ngoài kia. Thì hãy cùng Nội Thất Hồng Lạc tìm hiểu về phong cách nội thất Zen...
1. Định nghĩa
Phong cách nội thất Zen hay còn gọi là “Thiền” – một phương pháp giúp duy trì sự cân bằng bằng trạng thái tĩnh lặng. Phong cách nội thất Zen xuất hiện ở mọi khía cạnh trong đời sống con người xứ sở Hoa Anh Đào, từ âm nhạc, ẩm thực hay cách ăn mặc và đặc biệt là trong nội thất.
Phong cách nội thất Zen là sự kết hợp hợp giữa hai phong cách Nhật Bản (Japanese) và Tối giản (Minimalist). Phong cách Zen đề cao việc sử dụng các yếu tố thiên nhiên một cách khéo léo, một mặt muốn nhấn mạnh việc đề cao lối sống dung dị, mặt khác muốn đưa con người kết nối nhiều hơn với thiên nhiên và với nguồn cội thuở ban sơ của chúng ta.
Nội thất mang phong cách Zen truyền tải cho chúng ta một không gian kiến trúc tinh tế, hòa mình cùng với thiên nhiên. Từ đó, giúp ta có nhiều hơn những khoảng lặng trong chính ngôi nhà của mình.
2. Nguồn gốc lịch sử
Phong cách Zen bắt nguồn từ lối sống và tôn giáo xuất phát từ Tây Tạng và phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản. “Zen” là một phương pháp thiền đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng và được người dân Nhật Bản sử dụng nhiều hơn từ khoảng thế kỷ thứ 12. Qua nhiều năm phát triển, phong cách Zen phát triển và thay đổi một cách độc đáo tại đất nước Mặt Trời mọc.
Phong cách này đề cao việc thực thành thiền định để đạt đến sự thức tỉnh, nhấn mạnh sự tập trung và tĩnh lặng trong tâm hồn.
Hơn thế nữa, phong cách Zen ra đời đề giảng dạy về việc đạt trạng thái cân bằng, trong đời sống tinh thần và phát triển vật chất, nhấn mạnh giá trị của sự đơn giản và tinh tế.
3. Đặc điểm nổi bật
Khi nói đến phong cách Zen trong nội thất, ba từ khóa được sử dụng xuyên suốt đó là: “Tối giản – Thẩm mỹ - Tập trung”.
Một lối sống tối giản, kết nối với thiên nhiên nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cao và luôn tập trung vào ánh sáng và âm thanh để tạo ra một không gian mang phong cách Zen tĩnh lặng và dễ chịu.
a. Nội thất
Những chất liệu tạo nên phong cách Zen thường là những chất liệu thô như gỗ, mây, tre, đất nung,… Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cần bố trí những món đồ này một cách đơn giản, gọn gàng và hài hòa nhất.
b. Màu sắc chủ đạo
Phong cách Zen thường dùng những đồ nội thất từ chất liệu có sẵn trong thiên nhiên, bổ trợ cho lĩnh vực phong thủy và mang đến trạng thái tích cực cho cảm xúc của gia chủ.
Màu sắc chủ đạo trong phong cách này là những màu trung tính gồm: Nâu gỗ, Nâu đất, màu Be, Vàng, Xám, màu Xanh lá cây, Trắng, Đen,…
c. Hoa văn – Họa tiết
Để tạo được không gian nội thất Zen, cần loại bỏ những họa tiết hay hoa văn thừa thãi, không cần thiết mà chỉ giữ lại những đường nét cần thiết. Những đường thẳng được căn chỉnh hài hòa, có bố cục rõ ràng sẽ thể hiện được không gian đó là phong cách nội thất Zen.
Ngoài ra, hãy sử dụng cửa sổ tròn (tiếng Nhật gọi là: “Marumado”) mang đặc trưng kiến trúc truyền thống của Nhật Bản nói chung và phong cách Zen nói riêng. Chiếc cửa sổ bo tròn sẽ là điểm nhấn thú vị, phá vỡ sự đơn điệu của những đường thẳng trong không gian này.
d. Chất liệu
Chất liệu từ thiên nhiên cũng chính là đặc điểm quan trọng nhất để tạo nên sự riêng biệt cho Zen với những phong cách nội thất khác.
Những chất liệu thường dùng gồm: Gỗ, Đá, Tre, Mây đan, Tre, Trúc, giấy Washi, Cây xanh,…
e. Ánh sáng
Phong cách Zen đề cao việc tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và giảm bớt ánh sáng nhân tạo từ đèn huỳnh quang hay các thiết bị chiếu sáng khác trong gian sống. Hãy sử dụng một cánh cửa kính lớn đến sát đất để ánh sáng trời có thể lọt vào không gian sống mang theo không khí tự nhiên len lõi vào từng ngóc ngách trong nhà một cách dễ dàng.
f. Phụ kiện trang trí
Những phụ kiện trang trí phong cách nội thất Zen thường là những món đồ có thể khơi gợi được hình ảnh đặc trưng của văn hóa Nhật Bản. Như chiếc chiếu Tatami truyền thống, tượng đá, chiếc rổ được đan từ mây, những thanh tre, trúc, đồ thủ công, hay đơn giản là rèm cửa bằng vải màu be,…
Các phụ kiện trang trí cũng nên là những vật dụng có thiết kế đơn giản, mộc mạc và có ý nghĩa. Nên sắp xếp cẩn thận để không gian nội thất Zen không bị gián đoạn, sự tĩnh lặng và hài hòa luôn được tiếp diễn.
g. Không gian
“Thiên nhiên” chính là yếu tố quan trọng nhất mà bất cứ ai theo đuổi phong cách Zen này phải kết nối với. Không gian nội thất Zen là nơi mà sóng điện tử được loại bỏ nhiều nhất có thể, tạo cảm giác thư thái tuyệt đối cho gia chủ.
Tuy nhiên, việc công nghệ ngày phát triển khiến con người chúng ta sẽ không thể tách mình hoàn toàn khỏi các thiết bị như di động, tivi, loa,… Nên các thiết bị này được bố trí vào không gian nội thất Zen thường có màu sắc mạnh mẽ như Đen, Xám và có thiết kế hình hộp chữ nhật, vuông vức để có thể trở thành một vật trang trí.
Nguồn ảnh: Sưu tầm