cart.general.title

Phong cách nội thất Tân cổ điển (Neo-classic)

Phong cách Neo-classic hay còn gọi là Tân cổ điển, xuất phát từ tiếng Hy Lạp: nèos (new: mới) và klasikós (belongs to the highest rank: thuộc về bậc tối cao).

1. Định nghĩa

Phong cách Neo-classic hay còn gọi là Tân cổ điển, xuất phát từ tiếng Hy Lạp: nèos (new: mới) và klasikós (belongs to the highest rank: thuộc về bậc tối cao).

Phong cách Tân cổ điển (Neo-classic Style) là một phong cách được cải tiến từ phong cách Cổ điển (Classic), lược bỏ đi những chi tiết rườm rà, chỉ sử dụng những đường nét đơn giản trong hoa văn, họa tiết nhằm mang lại không gian hiện đại nhưng vẫn sang trọng.

Phong cách này được sử dụng rộng khắp ở Châu Âu, các nước như: Pháp, Anh, Ý,…

2. Nguồn gốc lịch sử

Phong trào Neo-classic xuất hiện vào cuối thế kỷ 18 và kéo dài sang đầu thế kỳ 19. Lúc bấy giờ cạnh tranh với chủ nghĩa Lãng mạn (Romanticism). Còn riêng trong kiến trúc, phong cách này kéo dài xuyên suốt thế kỷ 19,20 và cho đến bây giờ là thế kỷ 21.


 

3. Đặc điểm nổi bật

Kiến trúc Neo-classic mang những đặc tính nghệ thuật đơn giản và đối xứng của La Mã và Hy Lạp cổ đại, đồng thời được rút ra từ Chủ nghĩa Cổ điển Phục hưng thế kỷ 16.

Những nét đặc trưng của Phong cách Tân cổ điển:

a. Hình dáng

Phong cách sử dụng sự đối xứng và câng bằng. Đây cũng chính là kết quả của quá trình chuyển từ các thiết kế, chi tiết rườm rà của Cổ điển trở nên tối giản, phù hợp với thời đại hơn.

Các hình dạng thường hay sử dụng:

  • Đường nét thẳng và góc vuông

  • Không sử dụng đường cong

  • Kiểu chân tạo rãnh

  • Có dùng biểu tượng Laurel Leaf (Cây lá nguyệt quế)

  • Mô phỏng kiến trúc cổ đại La Mã và Hy Lạp.

b. Màu sắc chủ đạo

Màu sắc chủ đạo của phong cách Tân Cổ điển có nhiệm vụ làm nổi bật, biến không gian trở nên sang trọng và xa hoa.

Các màu thường dùng của Neo-classic: Trắng, Đen, Kem, Vàng kem, Xám, Xanh rêu, Đỏ Booc-đô…

c. Hoa văn – Họa tiết

Phong cách Neo-classic nghĩa là sự giao thoa hài hòa giữa Cổ điển và Hiện đại. Hoa văn của phong cách này thường là những hình vẽ cầu kỳ, bắt mắt. Trong kiến trúc, thường được áp dụng vào các chi tiết như: đường phào chỉ tường, trần nhà, vòm cửa hay cột nhà,…

Ngoài ra, người ta thường sử dụng phong cách Neo-classic cho các thiết kế bàn, ghế, giường, tủ, sofa,… hay cả rèm cửa. Những đường nét, chi tiết đều được chăm chút tỉ mỉ, mang cho mình những hàm ý riêng khi sử dụng.

d. Chất liệu

Nội thất theo phong cách Neo-classic thường được gia công từ các chất liệu cao cấp nhất nhằm thể hiện đẳng cấp và sự cao quý của gia chủ.

Những chất liệu thường dùng: Đá Granite, Đá Marble, Gỗ tự nhiên hay chất liệu Da cao cấp,…

Để đạt yêu cầu, những chất liệu để thể hiện phong cách Tân cổ điển được gia công tỉ mỉ, cầu kỳ để mang lại vẻ ngoài sáng bóng. Đặc điểm nổi bật nhất của phong cách này để minh chứng cho bản thân nằm ở trong phòng khách, luôn có sự xuất hiện của những bộ ghế sofa bọc da sáng bóng cùng tay ghế được điêu khắc một cách tinh xảo.

e. Ánh sáng

Phong cách Tân cổ điển sử dụng ánh sáng Vàng là nét đặc trưng đại diện cho phong cách này.

f. Phụ kiện trang trí

Phong cách Neo-classic sử dụng nhiều phụ kiện trang trí như: Chân nến mạ vàng, gối có viền, bình – chậu hoa trang trí, đèn chùm, đèn tường, đèn bàn hay đèn đứng,…

Ngoài ra, phong cách này còn sử dụng các họa tiết có in hình hoa cỏ trên chăn và rèm cửa tạo nên nét đặc trưng riêng của phong cách Tân cổ điển.

​​​​​​​g. Không gian

Không gian mang phong cách Tân cổ điển thường được tập trung tỉ mỉ vào những đường nét cơ bản, từ đó mang đến sự sang trọng và tinh tế. Việc chia bố cục những mảng tường theo đúng “tỷ lệ vàng” rất được chú trọng trong phong cách này.

Tuy nhiên, phong trào tân cổ điển không bắt buộc phải tuân theo đúng luật lệ khắc khe đó, đi ngược lại với phong cách Baroque và Rococo.

Nguồn ảnh: Sưu tầm


blogs.article.older_post


Tiktok Lazada Shopee Facebook Instagram Zalo Zalo Top
 
zalo Hong Lac
zalo Moona